Thế nào là tài khoản Facebook bị “hack”?
Thuật ngữ bị “hack” được sử dụng rất nhiều lần dùng để chỉ trường hợp tài khoản cá nhân bị xâm nhập. Nó ngẫu nhiên trở thành một thuật ngữ mơ hồ trong văn hóa đại chúng, trường hợp này được định nghĩa “người dùng để điện thoại ở nơi nào đó và một người bạn hoặc người thân nhặt được, đăng nhập tài khoản và đăng kèm câu đùa: Lần sau nhớ thoát Facebook ra nhé!”. Trường hợp này không nằm trong phạm vi thuật ngữ “tài khoản bị hack”.
Có một trường hợp khác khá phổ biến trên Facebook, đó là một tài khoản mới sử dụng tên, thông tin và ảnh đại diện của người dùng. Sau đó, tài khoản này bắt đầu gửi hàng loạt lời mời kết bạn đến danh sách bạn bè của người dùng và các tin nhắn rác đến họ. Đây cũng không phải là trường hợp tài khoản bị “hack”. Hãy báo cáo tài khoản giả mạo này cho Facebook và họ sẽ giúp người dùng kiểm duyệt nó.
Những gì chúng ta đang nói ở đây là khi tài khoản của người dùng thực sự bị tấn công. Lúc này, quyền kiểm soát tài khoản rơi vào tay tội phạm hoặc tài khoản bắt đầu cho phép những hoạt động mà người dùng không ủy quyền. Thuật ngữ gần đúng nhất để chỉ trường hợp này là “bị tấn công”.
Khi nào cần phải bắt đầu hành động ngay?
Nếu người dùng nhận thấy (hoặc được thông báo) về các thay đổi trong tài khoản mà bản thân không thực hiện những điều này, đây là lúc phải hành động ngay. Những thay đổi đó bao gồm:
- Thông tin cá nhân của bạn được cập nhật, ví dụ: Sinh nhật, Email, Mật khẩu,…
- Người dùng nhận được những người bạn mới mà chính mình không gửi yêu cầu.
- Mọi người nhận được thư mà người dùng không gửi đi.
- Bài viết được đăng mà không phải do người dùng chia sẻ.
Trước tiên, chúng ta cần phải xác minh những gì đang xảy ra. Người dùng có bị khóa tài khoản hay không? Các bài đăng hiển thị không phải do bạn đã viết? Có phải mọi người nhận được mail mà bạn không gửi? Hầu hết những điều này đều đòi hỏi các bước khác nhau để giải quyết. Vì vậy, hãy bắt đầu từ những cách dễ dàng nhất nhé!
Phải làm gì khi tài khoản bị tấn công?
Nếu bạn bè đang phàn nàn về các bài đăng của bạn trong dòng thời gian (Timeline) của họ hoặc nhận được tin nhắn đáng ngờ, đó là khi tài khoản của bạn đã bị ứng dụng nào đó chiếm quyền truy cập.
Trong trường hợp này, tài khoản của bạn vẫn có thể “an toàn” vì thông tin cá nhân như mật khẩu hoặc email của người dùng không bị thay đổi. Bạn nên tiếp tục đăng nhập tài khoản và đổi mật khẩu. Ở đây bạn nên xem xét lại tất cả các ứng dụng có quyền truy cập vào tài khoản theo đây dưới đây:
Cách Kiểm tra Truy Cập ứng dụng trên máy tính
Nhấn vào mũi tên nhỏ phía bên phải trên màn hình, chọn “Cài đặt”.
Trong trình đơn Cài đặt, chọn mục “Ứng dụng”.
Trong mục này, người dùng có thể sắp xếp lại quyền truy cập của mọi ứng dụng vào tài khoản Facebook. Người dùng có thể xóa hoặc thu hồi bất kỳ ứng dụng nào không còn sử dụng.
Nhấn vào X bên cạnh tên ứng dụng đó nếu muốn xóa bỏ nó. Khi đó một hộp thoại mới xuất hiện yêu cầu xác nhận. Chọn Cancel nếu muốn hủy bỏ và Remove nếu xóa ứng dụng này.
Cách kiểm tra Truy cập Ứng dụng trên Điện thoại di động
Trước tiên, người dùng kích hoạt ứng dụng Facebook trên điện thoại. Quá trình này cơ bản giống nhau trên cả Android và iOS.
Đăng nhập vào ứng dụng Facebook, nhấn Trình đơn ở phía bên phải. Biểu tượng này nằm trong hàng trên cùng của Android (bên trái, bên dưới) và ở dưới cùng trên iPhone (bên phải, bên dưới).
Tiếp theo, người dùng kéo xuống dưới và nhấn vào mục “Cài đặt tài khoản”.
Trên iOS, người dùng phải nhấn vào phần “Cài đặt” trước và chọn mục “Cài đặt tài khoản” sau đó.
Kéo xuống và chọn mục “Ứng dụng”.
Cuối cùng, người dùng nhấn vào mục “Đăng nhập vào Facebook”.
Điều người dùng cần lưu ý ở đây là danh sách này được chia thành các phần theo quyền riêng tư ứng dụng được phép truy cập:
- Chia sẻ với tất cả mọi người (Public): Điều này có nghĩa là bất kỳ ai cũng được phép đăng cái bài viết công khai trên tường nhà bạn. Bất kỳ ai cũng đều thấy bài đăng trên tường nhà bạn.
- Chia sẻ với bạn bè (Friends): Chỉ những người trong danh sách bạn bè của bạn mới thấy được các bài đăng này. Điều đó vẫn sẽ gây phiền phức cho bạn.
- Chỉ chia sẻ với tôi (Only Me): Chỉ bạn mới thấy các bài đăng này.
Để xóa ứng dụng, người dùng chỉ cần chọn bằng cách chạm vào chúng, kéo xuống cuối trang và sau đó chọn “Xóa ứng dụng”.
Sau đó bạn xác nhận rằng muốn xóa đi các ứng dụng đó. Điều đó sẽ giúp cho việc bị làm phiền bởi các ứng dụng được cấp quyền truy cập công khai.
Lưu ý: Ứng dụng Facebook trên iOS có thêm một bước yêu cầu bạn báo cáo ứng dụng không hoạt động. Bạn có thể thực hiện điều này hoặc bỏ qua bằng cách nhấn vào nút quay lại.
Trường hợp bạn bị đăng xuất hoàn toàn khỏi tài khoản?
Điều này thực sự đáng sợ đối với bạn, nhưng nếu bạn bị đăng xuất khỏi tài khoản của mình, không cần quá hoảng sợ, chúng ta có thể lấy lại được tài khoản.
Đầu tiên, đăng nhập vào trang Facebook’s “Hacked” Page, trả lời một số câu hỏi từ Facebook và lấy lại quyền truy cập vào tài khoản.
Khi đã vào lại được tài khoản, hãy đổi một mật khẩu mạnh, hoặc có thể sử dụng công cụ quản lý mật khẩu như Trend Micro Security.
Để thay đổi mật khẩu, người dùng trở lại menu Cài đặt và nhấp vào tùy chọn “Bảo mật và đăng nhập”.
Chọn “Thay đổi mật khẩu” trong phần Đăng nhập.