Dưới đây là những câu chuyện đằng sau sự tăng trưởng thần kỳ của Facebook, kể từ tháng 02 năm 2004:
Facebook được bắt đầu tại khu Kirkland House - ký túc xá của Đại học Harvard.
Năm 2003, sinh viên năm thứ hai Đại học Harvard Mark Zuckerberg xây dựng một chương trình mang tên "Face Mash". Đây là ứng dụng sử dụng hình ảnh những bạn cùng lớp của Mark mà anh chàng "chôm" được từ dữ liệu máy chủ của trường. Trong vòng 04 giờ đầu tiên được tung ra, ứng dụng này đã thu hút 22.000 lượt xem từ 450 người. Tuy nhiên, một vài ngày sau đó, Harvard đã ra lệnh gỡ bỏ ứng dụng vì vấn đề bản quyền và bảo mật.
Sau vụ việc trên, Zuckerberg bị Harvard kỷ luật. Không nản lòng, anh cho ra mắt Facebook vào ngày 04/02/2004.
Sáu ngày sau khi ra mắt, ba sinh viên khóa trên của Mark tại Harvard - gồm cặp sinh đôi Cameron, Tyler Winklevoss và Divya Narendra tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận với Zuckerberg. Theo đó, Mark sẽ lập ra một trang web mang tên HarvardConnection.com cho họ. Tuy nhiên, sau đó Mark đã từ bỏ và sử dụng ý tưởng của riêng mình để tạo ra Facebook.
Ba người nộp đơn kiện và chỉ chịu dừng lại vào năm 2008 khi được nhận 1,2 triệu cổ phiếu Facebook. Lượng cổ phiếu này có giá trị lên tới 300 triệu đô la trong lần đầu tiên phát hành ra công chúng.
Chỉ trong vòng 01 tháng, một nửa số sinh viên Harvard đã trở thành thành viên của Thefacebook. Đến tháng 03/2004, Thefacebook đã lan tỏa đến các trường đại học khác như Yale, Columbia hay Stanford.
Zuckerberg bổ nhiệm các bạn đồng môn tại Harvard như Dustin Moskovitz, Eduardo Saverin, Andrew McCollum, và Chris Hughes là những cộng sự đồng sáng lập, tham gia giúp đỡ quản lý tăng trưởng và tiếp tục xây dựng trang web thành một doanh nghiệp.
Doanh số quảng cáo đầu tiên của Facebook xuất hiện chỉ một vài tháng sau khi ra mắt, cho thấy tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của trang web.
Facebook bắt đầu “hoạt động” ngoài ký túc xá Harvard.
Giữa năm 2004, Zuckerberg thuê Napster - đồng sáng lập Sean Parker là Chủ tịch đầu tiên của công ty.
Cũng khoảng thời gian đó, vào tháng 06/2004, Facebook chuyển tới Palo Alto, California, trong một văn phòng nhỏ nằm ở trung tâm.
Văn phòng ở trung tâm thành phố Palo Alto vô cùng khiêm tốn. Vào cửa số 471, lên cầu thang sẽ tới không gian làm việc.
Ngay trong tháng đó, Facebook đã tiến thêm một bước dài. Trang mạng đã nhận được khoản tài trợ đầu tiên với hình thức đầu tư 500.000 đô la từ cựu CEO của PayPal Peter Thiel và đồng nghiệp Elon Musk, người sau này sáng lập Tesla.
Đến thời điểm này, Facebook nhanh chóng phát triển như một ngôi sao văn hóa. Tháng 05/2005, Facebook đã có giá trị 13,7 triệu đô la. Năm 2006, Facebook tạo ra bước đột phá mang tính biểu tượng khi cho ra đời News Feed - dòng thời gian thực của người dùng cho biết họ đang làm gì.
Nhóm Facebook thế hệ đầu tiên nhấn nút khởi động News Feed vào trang web.
Cuối năm 2007, Zuckerberg gặp Giám đốc điều hành Google Sheryl Sandberg tại bữa tiệc Giáng sinh. Vào thời điểm đó, Sandberg đang cân nhắc về vị trí mới tại The Washington Post. Tuy nhiên, sau khi gặp cô, Zuckerberg nghĩ rằng Facebook đang rất cần một Giám đốc điều hành và quản lý nên đã thuyết phục Sandberg về làm việc vào năm 2008.
Facebook lúc này đã phát triển nhanh chóng. Như diều gặp gió, sự phát triển của điện thoại thông minh đã giúp Facebook tiếp cận với nhiều người sử dụng hơn. Năm 2009, trụ sở Facebook chuyển tới một văn phòng lớn hơn ở Stanford Research Park, thành phố Palo Alto. Cuối năm 2010, Facebook chạm mốc 1 tỷ người xem mỗi tháng.
Tuy nhiên, ở trụ sở mới chưa được bao lâu, tới năm 2011, trang mạng xã hội chuyển tới khuôn viên của công ty Oracle.
Facebook thậm chí còn "tự" đặt tên con đường đi qua trụ sở là "Hacker Way"
Facebook trở thành một công cụ chính trị quyền lực khi tháng 02/2011, hầu hết các cuộc nổi dậy ở Ai Cập đều được tổ chức thông qua các trang mạng xã hội mà Facebook là tiêu biểu.
Chỉ thông qua một cú click chuột, Zuckerberg đã tự mình tham gia vào chính trị trong những năm qua. Anh nói chuyện với các nhà lãnh đạo trên thế giới trong việc hỗ trợ phủ sóng mạng Internet toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Mark Zuckerberg.
Trang mạng xã hội đã phát triển một cách chóng mặt. Facebook đạt giá trị 5 tỷ đô la chỉ trong lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng vào ngày 22/05/2012.
Cuối năm 2012, Zuckerberg kết hôn với người bạn gái lâu năm Priscilla Chan, người mà anh đã gặp và yêu từ khi còn là sinh viên Harvard.
Facebook luôn quan sát cho những dự án tiếp theo để tránh bị tụt hậu. Năm 2012, Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ đô la và hiện tại có hơn 400 triệu người sử dụng...Hay công ty giải trí ảo Oculus, Facebook mua tháng 03/2014 với giá 2 tỷ đô la...... Và công ty điện thoại - tin nhắn WhatsApp, Facebook mua lại với giá 19 tỷ đô la vào tháng 02/2014. Đồng sáng lập của công ty, Jan Koum, hiện là một thành viên trong hội đồng quản trị Facebook. Dịch vụ này hiện có hơn 900 triệu người sử dụng.
ính đến năm thứ 10, ngày 03/02/2014, có hơn 1,23 tỷ người truy cập mạng xã hội Facebook hàng tháng - trong đó có 01 tỷ người truy cập trên các thiết bị di động của họ. Thế giới đã thay đổi, nhưng Facebook vẫn tiếp tục tăng trưởng không ngừng.
Để đảm bảo cho sự phát triển, Facebook phải mở rộng văn phòng của mình. Trong năm nay, Facebook đã mở một cơ sở mới, được thiết kế bởi kiến trúc sư huyền thoại Frank Gehry, hỗ trợ cho hơn 2.800 nhân viên.
Cho dù điều gì xảy ra tiếp theo thì công ty, dưới sự chỉ huy của Mark Zuckerberg, vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh kết nối con người trên toàn thế giới. Giống như Mark có lần viết: "Đơn giản, chúng tôi không tạo ra dịch vụ để kiếm tiền. Chúng tôi kiếm tiền để tạo ra những dịch vụ tốt hơn."
Với mỗi cá nhân, nhất là các bạn đang được đi du học, hãy tận dụng mọi cơ hội, làm tất cả những gì bạn yêu thích và luôn tin vào những điều bạn thật sự nghĩ nó sẽ là một "sáng kiến hay", đừng ngần ngại nếu gặp một vài khó khăn cản trở, và rồi nơi thống trị thế giới mai kia biết đâu sẽ là những du học sinh Việt đang ra sức học tập, cống hiến trên khắp thế giới.